1. Dị ứng sữa bò
Dị ứng với sữa bò là loại dị ứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc với protein trong sữa bò. Đây là một trong những bệnh bị ứng phổ biến nhất ở trẻ, nó ảnh hưởng tới 2 đến 3% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, khoảng 90% trẻ em sẽ hết dị ứng với loại thực phẩm đó khi trẻ lên 3 tuổi. Dị ứng sữa bò có thể xảy ra ở cả hai dạng IgE và không IgE, nhưng dị ứng sữa bò IgE là phổ biến nhất và có khả năng nghiêm trọng nhất. Trẻ em hoặc người lớn khi bị dị ứng với sữa bò thường có phản ứng trong vòng 5- 30 phút sau khi uống sữa bò. Khi đó người bị dị ứng sẽ xuất hiện nhiều các triệu chứng như sưng tấy, phát ban, nổi mề đay, nôn mửa và trong một số trường hợp nghiêm trong hiếm gặp sẽ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ. Dị ứng không phải IgE thường có các triệu chứng liên quan đến đường ruột hơn như nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, cũng như viêm thành ruột. Còn dị ứng sữa không IgE có thể khá khó chẩn đoán. Lý do giải thích điều này là do đôi khi các triệu chứng có thể giống với tình trạng không dung nạp và không có xét nghiệm máu cho nó
Khi đối tượng sử dụng sữa bò và chắc chắn bị dị ứng của sữa bò thì cách điều trị duy nhất là tránh sữa bò và các loại thực phẩm có chứa sữa bò như sữa, sữa bột, phô mai, bơ, bơ thực vật, sữa chua, kem,... Đối với những bà mẹ đang cho con bú có trẻ bị dị ứng có thể phải loại bỏ sữa bò và thực phẩm có chứa sữa bò ra khỏi thực đơn trong chế độ ăn. Đối với trẻ không bú sữa mẹ, các chuyên gia y tế khuyến nghị sử dụng những giải pháp thay thế cho công thức làm từ sữa bò.
Xem thêm: các chất gây dị ứng trong thực phẩm
2. Trứng
Trứng được coi là nguồn thực phẩm dễ bị dị ứng phổ biến thứ hai ở trẻ em. Tuy nhiên, 68% trẻ em bị dị ứng trứng sẽ phát dị ứng vào thời điểm 16 tuổi. Các triệu chứng điển hình như:
Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng
Phản ứng da, chẳng hạn như phát ban
Vấn đề về đường hô hấp
Sốc phản vệ (hiếm gặp)
Dị ứng trứng có thể chỉ dị ứng bởi lòng trắng trứng hoặc chỉ lòng đỏ trứng do thành phần protein ở lòng trắng và lòng đỏ trứng là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các protein gây dị ứng được tìm thấy trong lòng trắng trứng nên dị ứng bởi lòng trắng trứng dễ gặp hơn. Cách điều trị hiệu quả nhất vẫn là loại bỏ trứng ra khỏi chế độ ăn. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với trứng không cần thiết phải tránh tất cả các thực phẩm liên quan đến trứng do khi trứng được đun nóng, hình dạng các protein gây dị ứng có thể bị thay đổi hình dạng và trở nên ít, ít có khả năng gây ra phản ứng hơn. kiểm tra protein dị ứng trứng trong nước rửa dây chuyền, quét bề mặt
3. Quả hạch
Dị ứng hạt cây là dị ứng với một số loại hạt, những hạt có nguồn gốc từ cây cối. Đây là một chứng dị ứng thực phẩm rất phổ biến được cho là ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số Hoa kỳ. Một số loại hạt cây dễ gây dị ứng điển hình như: quả hạch, hạt điều, hạt macadamia, quả hạch brazil, quả hồ trăn, hạt thông, quả óc chó,... Những người dị ứng với hạt cây này cũng bị dị ứng với các sản phẩm được làm từ các loại hạt này như bơ hạt và dầu. Do dị ứng với một loại hạt cây có thể làm tăng nguy cơ dị ứng với các loại cây khác nên các chuyên gia khuyên những người bị dị ứng với các loại hạt nên tránh tất cả các hạt cây gì chỉ bị dị ứng với một hoặc hai loại. Dị ứng cũng có thể rất nghiêm trọng, và dị ứng hạt cây là nguyên nhân gây ra khoảng 50% số ca tử vong liên quan đến sốc phản vệ. Do đó, những người bị dị ứng được khuyên nên mang theo bút epi mọi lúc- một loại thiết bị giúp người bị dị ứng có thể tự tiêm cho mình một mũi adrenalin khi học bắt đầu có những phản ứng.